Mục lục

Tất tần tật về quay phim quảng cáo Marketer cần biết

Quay phim quảng cáo đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp hiện đại. Dù bạn là một doanh nghiệp nhỏ hay tập đoàn lớn, quảng cáo bằng video có thể giúp bạn truyền tải thông điệp, tạo ấn tượng mạnh mẽ và thu hút khách hàng mục tiêu. Trong bài viết này, Minh Travel sẽ cung cấp cho mọi người góc nhìn toàn diện về quay phim quảng cáo dành cho các doanh nghiệp đang làm Marketing.

Quay phim quảng cáo là gì ? Tại sao marketer cần biết phim quảng cáo?

Quay phim quảng cáo là quá trình tạo ra các đoạn video hoặc phim ngắn nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của doanh nghiệp tới đối tượng khách hàng tiềm năng. Mục tiêu của quay phim quảng cáo là truyền tải thông điệp marketing một cách hấp dẫn và sinh động, giúp người xem hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó thúc đẩy họ hành động (mua hàng, sử dụng dịch vụ, đăng ký,…).

Quá trình quay phim quảng cáo bao gồm nhiều bước, từ viết kịch bản, lựa chọn bối cảnh, sử dụng thiết bị quay phim chuyên nghiệp, đến xử lý hậu kỳ để tạo ra một video hoàn chỉnh. Video quảng cáo thường được phát trên các kênh truyền thông như TV, mạng xã hội, hoặc trang web của doanh nghiệp để tiếp cận rộng rãi khách hàng.

Tìm hiểu ngay 9 góc quay khác nhau khiến video của bạn không bị nhàm chán nếu bạn mới bắt đầu quay phim quảng cáo:

 

Tại sao cần quay phim quảng cáo?

– Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: Video quảng cáo dễ thu hút sự chú ý của người xem hơn so với các hình thức quảng cáo truyền thống. Nội dung trực quan, sinh động sẽ giúp thông điệp dễ dàng đi vào tâm trí khách hàng.

– Xây dựng nhận diện thương hiệu: Quay phim quảng cáo giúp doanh nghiệp thể hiện rõ ràng về thương hiệu, sản phẩm, và dịch vụ. Từ đó, khách hàng sẽ có ấn tượng sâu sắc hơn về doanh nghiệp, góp phần xây dựng niềm tin và lòng trung thành.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Video quảng cáo có thể truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng và rõ ràng, giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ và thúc đẩy họ thực hiện các hành động như mua hàng, đăng ký sử dụng dịch vụ.

CÁC YẾU TỐ CẦN LƯU Ý KHI QUAY PHIM QUẢNG CÁO

 

Lưu ý khi quay phim quảng cáo

 

1. Thiết bị cần thiết trong quá trình quay phim quảng cáo

Để tạo ra những video quảng cáo chất lượng, cần trang bị một loạt thiết bị hỗ trợ. Tuy nhiên, bài viết này sẽ tập trung vào những thiết bị cơ bản, phù hợp cho các doanh nghiệp mới bắt đầu làm phim quảng cáo. Về cơ bản, các thiết bị dùng cho quay phim quảng cáo không quá khác biệt so với quay video TikTok.

      • Máy quay: Để đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt nhất cho phim quảng cáo, nên sử dụng máy quay hỗ trợ quay Full HD hoặc 4K. Doanh nghiệp có thể chọn loại máy quay phù hợp với ngân sách và kênh truyền thông mình sử dụng.

        • Thiết bị chiếu sáng: Ánh sáng là yếu tố không thể thiếu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng hình ảnh trong quá trình quay phim quảng cáo. Sử dụng các loại đèn như Led, Flash, Kino… sẽ giúp tối ưu hiệu quả quay phim.

          • Pin: Luôn đảm bảo kiểm tra kỹ tình trạng pin trước khi bắt đầu quay, và mang theo pin dự phòng để tránh gián đoạn quá trình quay phim quảng cáo.

        2. Kịch bản phim quảng cáo doanh nghiệp

        Việc viết kịch bản là yếu tố cốt lõi trong quá trình quay phim quảng cáo, giúp truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả. Một kịch bản chi tiết không chỉ là bản vẽ của ý tưởng mà còn là chìa khóa giúp bạn chạm đến cảm xúc của khách hàng.

        Người viết kịch bản cần bám sát mục tiêu quảng cáo, khách hàng mục tiêu và tính toán thời lượng hợp lý, sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh phù hợp để tạo ra nội dung quảng cáo thu hút.

        Quay phim quảng cáo cho người mới

         

        Kịch bản quay phim quảng cáo

        3. Phân cảnh trong phim quảng cáo

        Phân cảnh là bước chuẩn bị không thể thiếu trong quá trình quay phim quảng cáo. Việc chọn bối cảnh, địa điểm phù hợp là cách giúp nội dung quảng cáo trở nên sinh động hơn.

        Quay phim quảng cáo cho người mới

        Nếu muốn tối ưu chi phí, bạn có thể chọn những địa điểm quay gần nhau nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, màu sắc chủ đạo và cảnh quan phù hợp với thông điệp.

        4. Quá trình quay phim quảng cáo

        Sau khi kịch bản được duyệt, đây là giai đoạn hiện thực hóa ý tưởng thành sản phẩm. Mọi thứ từ thiết bị, ánh sáng cho đến diễn viên phải được chuẩn bị kỹ lưỡng theo sự chỉ đạo của đạo diễn.

        Trong quá trình quay, luôn có khả năng xảy ra sự cố như thiết bị hỏng, trục trặc hoặc những yếu tố ngoài dự đoán. Tính linh hoạt và khả năng ứng biến sẽ giúp bạn vượt qua những trở ngại này. Chuẩn bị sẵn sàng thiết bị dự phòng và kiểm tra dự báo thời tiết trước khi quay phim quảng cáo sẽ giúp tránh những tình huống bất ngờ.

        5. Xử lý hậu kỳ video quảng cáo

        Hậu kỳ là bước quan trọng để hoàn thiện và nâng tầm chất lượng cho sản phẩm quảng cáo. Nó giống như quá trình tinh chỉnh cuối cùng, giúp video trở nên mượt mà và chuyên nghiệp hơn.

        Các phần mềm hậu kỳ như Adobe Premiere, Adobe After Effects, Cinema 4D, Mac Pro, Pro Tools, và đồ họa 3D đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một video quảng cáo hoàn hảo.

        Những yếu tố đánh giá quay phim quảng cáo chất lượng

         

        Yếu tố đánh giá thước phim quảng cáo

        1. Chất lượng hình ảnh 

        Hình ảnh là yếu tố đầu tiên gây ấn tượng với khách hàng. Một video quảng cáo có chất lượng cao, rõ nét, màu sắc tươi sáng và góc quay sáng tạo sẽ là yếu tố giúp thu hút sự chú ý của khách hàng. Trong suy nghĩ của nhiều người, chất lượng hình ảnh tỷ lệ thuận với chất lượng sản phẩm và mức độ uy tín của doanh nghiệp. Do đó, việc đầu tư vào chất lượng hình ảnh là rất cần thiết cho các doanh nghiệp.

        2. Nội dung 

        Một video quảng cáo đẹp nhưng không có nội dung hấp dẫn sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Đây là lý do vì sao nội dung cần được đầu tư một cách cẩn thận và có chiến lược.

        Video quảng cáo phải tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu. Khi nội dung và hình ảnh phù hợp với thị hiếu của khách hàng, chúng ta dễ dàng tạo sự kết nối mạnh mẽ hơn. Ví dụ, đối với giới trẻ, video cần có âm nhạc sôi động và hình ảnh sống động, trong khi với đối tượng trung niên, phong cách nhẹ nhàng, tinh tế sẽ phù hợp hơn.

        Ngoài ra, thông điệp và những ưu điểm của sản phẩm cần được lồng ghép một cách tinh tế vào video, làm nổi bật tính năng mà vẫn thu hút người xem. Mục tiêu cuối cùng vẫn là thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của chúng ta.

        3. Ý tưởng 

        Một video quảng cáo chất lượng phải xuất phát từ ý tưởng sáng tạo. Ý tưởng độc đáo và mới lạ sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của video  và giúp thương hiệu tỏa sáng. Mặc dù nghe có vẻ dễ, nhưng để sản xuất một video đòi hỏi sự tỉ mỉ từ nhiều khía cạnh.

        Khách hàng hàng ngày tiếp xúc với hàng trăm video quảng cáo từ mạng xã hội đến truyền hình. Vậy làm sao để doanh nghiệp có thể nổi bật? Điều cốt lõi ở đây chính là ý tưởng. Ý tưởng cần phải chứa đựng giá trị của công ty, sản phẩm và đồng thời phù hợp với xu hướng của khách hàng.

        4. Kịch bản 

        Ngoài ý tưởng sáng tạo, kịch bản chi tiết cũng là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của video. Mỗi thông điệp khác nhau sẽ đòi hỏi kịch bản khác nhau. Kịch bản càng chi tiết, quá trình thực hiện sẽ càng suôn sẻ và hiệu quả.

        5. Lựa chọn kênh truyền thông cho video quảng cáo 

        Một yếu tố quan trọng thường bị bỏ qua là việc chọn kênh phân phối cho video quảng cáo. Mỗi nhóm khách hàng mục tiêu có những thói quen tiêu thụ nội dung khác nhau. Chẳng hạn, giới trẻ thường dành nhiều thời gian trên các mạng xã hội, trong khi các bà nội trợ có xu hướng xem các chương trình truyền hình trực tuyến nhiều hơn các phương tiện truyền thống như TV.

        Kỹ thuật quay phim quảng cáo

        Macro + Slowmotion (kèm Slider)

        Ống kính Macro chuyên dùng để quay cận cảnh các vật thể nhỏ, vì vậy cảnh quay Macro là những cảnh cận đặc biệt, dù vật thể là gì. Cảnh quay này thường được kết hợp với Slowmotion (quay chậm) và sử dụng Slider (thanh trượt) để tạo ra những chuyển động mượt mà trong quá trình quay.

        Stopmotion

        Đây là cảnh có tốc độ chậm hơn so với chuyển động thông thường, đạt được bằng cách tăng tốc độ ghi hình lên hơn 24 khung hình mỗi giây. Hiệu ứng này thường được sử dụng trong các cảnh hồi tưởng, mơ màng hoặc để tạo không gian siêu thực.

        Dolly

        Dolly Zoom là một kỹ thuật chuyển động máy ảnh nặng tay, được thực hiện bằng cách di chuyển máy ảnh lại gần hoặc xa đối tượng. Kỹ thuật này làm cho hậu cảnh trở nên lớn hơn trong khi giữ nguyên kích thước của tiền cảnh, tạo ra cảm giác mạnh mẽ cho người xem.

        Handheld

        Cảnh quay cầm tay mang lại cảm giác sống động, như thể người xem đang tham gia trực tiếp vào khung cảnh. Tuy nhiên, do máy quay không được gắn trên chân máy nên hình ảnh có thể rung hơn so với những cảnh quay cố định.

        Pan

        Kỹ thuật lia máy Pan thường được sử dụng để quay các đối tượng di chuyển ngang qua máy quay, chẳng hạn như khi nhân vật mở cửa và bước vào phòng. Máy quay được giữ cố định trên chân máy, trong khi ống kính xoay theo chiều ngang để theo dõi chuyển động của chủ thể.

        Quay phim quảng cáo là một công việc không hề dễ. Đối với các doanh nghiệp lớn với nguồn ngân sách mạnh, họ có thể thuê ngoài các Agency chuyên về quay phim quảng cáo. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sẽ sở hữu đội ngũ hoặc tự làm quay dựng video luôn.

        Mọi người có thể tham khảo khóa học làm chủ nghệ thuật quay dựng video: Tại đây

        Khóa học được Minh xây dựng từ kinh nghiệm 8 năm làm thương hiệu cá nhân và làm việc trong lĩnh vực quay dựng video chuyên nghiệp. Video quảng cáo của mọi người sẽ chất lượng và cuốn hút hơn nếu như áp dụng được những bài giảng của Minh vào thực hành quay dựng.

        Hi vọng bài viết của Minh hữu ích với tất cả mọi người. Hẹn gặp lại trong các blog tiếp theo

        khoá học làm phim
        Bài viết liên quan
        Contact Me on Zalo